Cập nhật 1/3/2016 - 13:18 - Lượt xem 3198

Tìm hướng đầu tư nhạc cụ phù hợp khi mua đàn cho bé

Khả năng chơi nhạc là một điều tuyệt vời mà tạo hóa đã ban tặng cho con người. Từ 3 tuổi thính giác của trẻ bắt đầu phát triển rất nhanh và 3 - 6 tuổi là "thời kỳ vàng" để trẻ tiếp cận gần hơn với các loại nhạc cụ vì lúc này thính giác của trẻ phát triển nhanh nhất. 

 
Ở thời kỳ này trẻ em rất tò mò, trí tưởng tượng về thiên nhiên và cuộc sống xung quanh cực kỳ phong phú nên đa số trẻ sẽ có khả năng tiếp thu vốn từ vựng, cũng như các giai điệu -  tiết tấu âm nhạc một cách nhanh chóng. Từ đó, tình yêu với âm nhạc cũng lớn dần nên nếu bố mẹ biết hướng đầu tư nhạc cụ cho con.  Dĩ nhiên có nhiều yếu tố khác cũng ảnh hưởng đến khả năng cảm thụ âm nhạc và sự phát triển sau này của bé như: 
  • Năng khiếu bẩm sinh
  • Môi trường gia đình và lớp học
  • Thầy cô và phương pháp giảng dạy hiệu quả. 
Nhưng đối với trẻ thì không gì tốt hơn một gia đình biết tạo điều kiện cho trẻ tiếp xúc với âm nhạc và nhạc cụ, biết nuôi dưỡng tâm hồn cho trẻ bằng âm nhạc, biết lắng nghe chia sẻ, định hướng âm nhạc và biết chọn đúng loại nhạc cụ cho con. 
 

 
Chọn nhạc cụ nào cho trẻ 2 - 6 tuổi ? 
Trẻ em khoảng 6 tuổi có 3 loại nhạc cụ phổ biến nhất cho độ tuổi này là đàn Violin, đàn Organ và đàn Piano vì nó giúp xây dựng nền tảng cơ bản nhất để bé có thể chọn lựa chơi một loại nhạc cụ khác sau này nếu muốn.
Khi lớn hơn trẻ có thể tiếp tục học chơi các loại nhạc cụ khác, lúc này cơ thể trẻ đã hoàn toàn đáp ứng được những yêu cầu về kích thước các loại nhạc cụ và lực cần thiết khi chơi đàn, tạo cảm giác dễ dàng thoải mái khi chơi.
 
 
Tại sao nên đầu tư âm nhạc cho trẻ từ độ tuổi mầm non ?
Năm ngoái, người soạn chương trình giáo dục cảm thụ âm nhạc cho trẻ em của Gogo Music đã cùng các cô giáo Âm nhạc và Ngoại ngữ test thử thẩm âm (độ chuẩn xác về cao độ, tiết tấu của tai nghe âm nhạc) cho khoảng 50 cháu trong độ tuổi từ 4-6 và 7-11. Kết quả test như sau:
  1.  90% các cháu đạt loại khá (8/ 10 điểm)
  2.  20% đạt loại giỏi và xuất sắc (9,0/ 10 điểm). 
Trong đó, số trẻ đạt kết quả cao nhất lại nằm trong độ tuổi từ 4-6. Qua tìm hiểu , trẻ đạt kết quả cao thường được cha mẹ quan tâm tới các hoạt động ca hát từ khi còn rất nhỏ (2-3 tuổi). Cùng một bài test (âm nhạc & tiếng Anh), nhiều trẻ lớn hơn, ở độ tuổi từ  10 - 11 tuổi, mới tiếp cận với lớp âm nhạc, đạt kết quả không cao bằng các trẻ thuộc nhóm Mầm non.
 
==>  Từ đây cho thấy, vai trò của việc tiếp cận với âm nhạc, ngoại ngữ từ bé (từ khi trẻ còn chưa biết chữ) có ảnh hưởng lớn tới mức nào tới độ nhạy bén cảm thụ và trí nhớ thính giác âm nhạc/ ngôn ngữ của trẻ ở độ tuổi mầm non.
  • Có nên cho trẻ học đàn từ 3 tuổi ?
Có nhiều bậc phụ huynh thường ngỏ ý muốn cho con học đàn khi cháu mới được 3-4 tuổi. Về vấn đề này, có thể có nhiều quan điểm khác nhau. Trong phần lớn các trường hợp, trẻ ở độ tuổi 3-6 tuổi có thính giác và trí nhớ âm nhạc phát triển rất nhanh, tuy nhiên đa phần chưa có đủ độ tập trung và kiên trì để có thể ngồi học đàn (trong 15 phút cũng đã là khó).
 
 Ngoài ra với một số nhạc cụ như học Piano chẳng hạn, độ vững vàng gân cốt, lực của các ngón trên bàn tay của phần lớn trẻ trong độ tuổi này cũng chưa phát triển đủ để thực hiện các thao tác cần thiết trên phím đàn. Việc "ép" học đàn quá sớm cho "theo kịp chúng bạn" cũng có thể mang lại hiệu quả ngược, thay cho sự ham thích âm nhạc lâu dài, hệ quả có thể sẽ là sự buồn tẻ uể oải và chán nản, thậm chí "chán ghét" nếu bị ép thái quá.
 



==> Như vậy, trước khi quyết định cho con em mình học đàn Guitar, học đàn Piano, học đàn Organ hay học bất kỳ một loại nhạc cụ nào đó, các bậc phụ huynh nên đưa con em mình trực tiếp tới gặp và tham vấn những giảng viên, chuyên gia sư phạm âm nhạc có kinh nghiệm để có được quyết định phù hợp nhất với từng cháu bé.

  Tiến Đạt ( st )
Nguồn chính: wikihow

 

Giỏ hàng của quý khách 0

Hỗ trợ trực tuyến

Phía Bắc
  Skype nguyenmo21692  Mss Mơ   090.321.6609
  Skype hoatuyet1911  Mss Tuyết   0904.82.1381
Phía Nam
  Skype oanhkim223  Ms Kim Oanh   0904.83.1381
  Skype 0938937775  Mr Thắng   0938.77.0002
Âm nhạc thiếu nhi Ghita Máy quẹt thẻ

Thống kê truy cập