Chuyển địa điểm
Cập nhật 7/9/2015 - 21:5 - Lượt xem 10897

Cách kiểm tra chất lượng đàn Piano cũ

Như đã hứa với các bạn ở bài viết trước, bài viết này chúng tôi sẽ đề cập đến cách kiểm tra, đánh giá chất lượng đàn Piano cũ.

Vì chất lượng đàn cũ rất khó để đánh giá chính xác, nên thông tin trong bài viết chỉ nhằm hỗ trợ các bạn phần nào khi đi mua đàn. Cách tốt nhất là bạn nên nhờ một người am hiểu về đàn Piano (vd như một kĩ thuật viên Piano) hoặc tìm một địa chỉ đáng tin cậy để mua đàn dương cầm cũ.
 


Kiểm tra chất lượng đàn Piano cũ sẽ giúp bạn mua được những chiếc Piano secondhand thật tốt.

 
Sau đây, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu một chút về cách kiểm tra chất lượng đàn Piano Secondhand nhé.


1.    Một số chi tiết ban đầu mà bạn cần quan sát

  • -       Tìm số serial

Số serial là thông số kĩ thuật quan trọng nhất, phản ánh chất lượng đàn Piano cũ và rút ngắn quá trình chọn đàn cũ của bạn.Số serial thường in trên tấm điều chỉnh hoặc mặt sau của đàn Piano. Có được số serial, bạn sẽ dễ dàng tìm ra số năm sản xuất của đàn và biết được tuổi của đàn chính xác là bao nhiêu. Tham khảo "Cách tìm số serial của đàn Piano đứng" và "Cách tìm số seri trên Grand Piano"
Một chiếc đàn piano cũ có thế được tu sửa lại hoặc thay mới nhiều bộ phận nhưng rất khó có thể thay đổi số serial trên thân đàn. Nếu không thể tìm thấy số serial, bạn hãy yêu cầu người bán đàn cung cấp giấy tờ nhập khẩu và giấy tờ liên quan đến đàn.

  • -       Nước sơn:

Nếu cây đàn quá cũ, nước sơn bị phai màu nhiều, người bán đàn có thể sơn lại để nhìn mới hơn. Tuy nhiên, bạn có thể kiểm tra xem cây đàn có bị tước sơn không bằng cách: quan sát các cạnh của đàn, các mặt cắt và điểm kết nối. Bạn sẽ dễ dàng nhận ra nước sơn mới phủ lên nước sơn cũ. Cũng có thể dựa vào ánh sáng để nhận biết màu sơn, nếu là sơn nguyên thủy thì màu sáng bóng nhưng màu sơn mới thì không có độ bóng như đàn dùng lâu năm.

  • -       Phím đàn

Quan sát phím đàn, nếu phím đàn có dấu hiệu bị ố vàng, bị sứt hoặc bị giòn xốp thì chứng tỏ nó không được bảo quản tốt. Nếu các dấu hiệu thiệt hại trên phím đàn trầm trọng hơn, hãy bỏ qua cây đàn đó.

  • -       Kiểm tra búa đàn

Mở nắp đàn Piano và xem xét tình trạng của búa, xem nó có bị mòn hay đã bị thay thế bằng búa khác không. Kiểm tra xem số lượng búa đàn còn đầy đủ không? Búa có bị mòn quá không? Trong đàn có xuất hiện các hiện tượng sâu mọt không?

  • -       Kiểm tra nấm mốc hoặc dấu hiệu của côn trùng

Nếu phát hiện ra bất kì dấu hiệu nào của nấm mốc như: hơi mốc, vết nấm mốc trên đàn hoặc thùng đàn thì bạn không nên mua chiếc đàn đó. Bởi nấm mốc rất khó để loại bỏ hoàn toàn , nhất là trên gỗ của đàn Piano. Nếu đàn Piano đã bị nấm mốc hay mối mọt thì nguy cơ hỏng hóc cao gấp nhiều lần.

  • -       Kiểm tra bộ máy hoạt động của đàn Piano

Mở nắp hộp đàn Piano để kiểm tra các chi tiết máy. Nếu thấy trong thùng đàn hoặc trong bộ máy Piano có phân chuột, gián, mùn cưa, vết bong tróc...thì bạn hãy tránh xa chiếc đàn Piano cũ đang xem. Đây chính là nguy cơ tiềm ẩn của hỏng hóc sau này.

Đàn Piano Yamaha U3H cũ


2.    Hãy ngồi vào ghế và bắt đầu đánh giá chất lượng âm thanh cũng như thiết kế.

  • -       Kiểm tra độ nhạy của búa:

Bạn hãy kiểm tra độ nhạy của búa và dây đàn bằng cách nhần vào phím đàn. Bạn sẽ cảm nhận được búa đàn gõ vào dây và tạo ra âm thanh của từng phím. Nếu các phím của đàn Piano cũ khi kiểm tra không bị chết âm hoặc bị kẹt âm thì chứng tỏ chất lượng búa đàn còn dùng được.

  • -       Kiểm tra dây đàn:

Bạn có thể kiểm tra các dây đàn bằng cách quan sát dây đàn. Nếu có hiện tượng các dây (chuỗi) chạm vào nhau, dây bị chùng xuống hoặc kết nối của dây với bộ giảm chấn có vấn đề thì bạn nên suy nghĩ lại khi quyết định mua chiếc đàn Piano cũ này.

  • -       Kiểm tra phía dưới của đàn Piano:

Hãy ngồi xuống và xem xét phía dưới của đàn piano, nếu bạn phát hiện ra hiện tượng mối mọt, phân chuột hoặc vết gặm nhấm...thì hãy đặt vấn đề này vào các chú ý thiệt hại khi mua Piano secondhand.

  • -       Kiểm tra bàn đạp:

Về vấn đề này, bạn cần dựa vào kinh nghiệm và kĩ năng chơi đàn của chính mình. Nếu kĩ năng chơi đàn của bạn tương đối tốt, thì bạn hãy tự kiểm tra để chắc chắn rằng bàn đạp vẫn hoạt động tốt và đáp ứng được nhiều cơ chế cũng như kỹ thuật đạp khác nhau. Nếu không, bạn có thể nhờ người chơi đàn Piano có kinh nghiệm kiểm tra hộ.

  • -       Kiểm tra thùng đàn:

Mở thùng đàn và quan sát, nếu trong thùng đàn xuất hiện các vết nứt lớn hoặc các tổn thương nghiêm trọng như bong tróc, kết cấu bị biến dạng.... không như ban đầu, thì tốt nhất là bạn không nên mua chiếc đàn Piano cũ đó. 

Một số cây đàn piano cũ vẫn có những vết nứt nhỏ ở thùng đàn, tuy nhiên những vết nứt nhỏ này bạn có thể bỏ qua nếu tất cả mọi chi tiết khác bạn kiểm tra đều tốt.

  • -       Kiểm tra dây hoặc các bộ phận kim loại

Khi xem đàn cũ, bạn hãy kiểm tra kĩ dây đàn và các chi tiết kim loại trong đàn. Nếu phát hiện rỉ sét, ẩm ướt hoặc hỏng hóc thì nên nói với cửa hàng để họ thay mới hoặc sửa chữa lại cho. Nguyên nhân có thể do các bộ phận quá cũ hoặc căn chỉnh lỏng.
Các loại đàn piano sản xuất khoảng năm 1990 thì có các chi tiết kim loại bằng đồng nên ít bị han rỉ hơn, nhưng một số cây đàn trở lại đây thì lại được làm bằng sắt hoặc kim loại khác pha đồng nên hay bị han rỉ.

  • -       Kiểm tra âm thanh

Ngồi xuống và bắt đầu thử các giai điệu trên phím đàn Piano. Cố gắng lắng nghe các rung động của cây đàn, từ đó sẽ phát hiện ra những âm giai khó chịu hoặc không chuẩn. Đồng thời, hãy kiểm ra độ nặng của bàn phím để chắc chắn rằng phím đàn hồi tốt.  

  • -       Kiểm tra kích thước, màu sắc và thiết kế

Trước khi mua một chiếc Piano cũ về nhà, bạn cần nghiên cứu kĩ thiết kế của phòng để đàn Piano và chọn đàn Piano với kích thước, màu sắc cho phù hợp.  
 

3.    Tra tuổi của đàn piano cũ qua số serial
Vì có rất nhiều loại đàn và hãng đàn Piano nên chúng tôi không thể đề cập hết trong bài viết này. Thông tin về từng hãng đàn chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn trong những bài viết sau. 

Tiến Đạt - Đại lý bán đàn Piano uy tín 

dai ly cap 1 yamaha

Nhạc cụ Tiến Đạt nhận kỷ niệm chương dành cho đại lý bán hàng xuất sắc nhất do Yamaha trao tặng

 
       Trung tâm nhạc cụ Tiến Đạt là đại lý độc quyền của thương hiệu VALOTE HANDMADE GUITAR, đại lý chính thức của Yamaha tại Việt Nam. Chuyên phân phối các loại nhạc cụ: đàn Piano, đàn Organ, phụ kiện âm nhạc, đàn Guitar, đàn Ukulele, trống cajon , đàn Piano cũ của Yamaha, Kawai và nhiều thương hiệu khác.... Nếu bạn có nhu cầu cần mua hay cần tư vấn về nhạc cụ hãy liên hệ ngay với chúng tôi. Nhạc cụ Tiến Đạt sẵn sàng đồng hành cùng bạn trên con đường âm nhạc.
 
       Với chế độ hậu mãi tốt nhất cho người tiêu dùng, TIẾN ĐẠT luôn đưa ra các chính sách đặc biệt về GIÁ cho các ban nhạc, trường học, trung tâm đào tạo nhạc và cửa hàng nhạc cụ nhỏ lẻ .Công ty luôn có chiết khấu giá cực kì ưu đãi cho khách hàng mua số lượng lớn, cửa hàng nhạc cụ, giá bán lẻ cạnh tranh cho khách hàng mua về sử dụng.
Ảnh: Internet
 
"Bài viết do Tiến Đạt tổng hợp và biên soạn, sao chép phải ghi rõ nguồn
 

****************************************************************************************
 
Faceboook: https://www.facebook.com/nhaccutiendat
Website chính: https://nhaccutiendat.vn/


 
Giỏ hàng của quý khách 0

Hỗ trợ trực tuyến

Phía Bắc
  Skype nguyenmo21692  Mss Mơ   090.321.6609
  Skype hoatuyet1911  Mss Tuyết   0904.82.1381
Phía Nam
  Skype oanhkim223  Ms Kim Oanh   0904.83.1381
  Skype 0938937775  Mr Thắng   0938.77.0002
Âm nhạc thiếu nhi Ghita Máy quẹt thẻ

Thống kê truy cập