Cập nhật 29/5/2015 - 15:6 - Lượt xem 5627

Tìm hiểu các loại đàn Piano cơ

Piano là một trong những nhạc cu đặc biệt và được coi là ông vua của các loại nhạc cụ.

Với kiểu dáng, hình dạng và kích cỡ khác nhau, Piano được người chơi nhạc tìm đến bởi âm thanh du dương, trầm bổng cộng hưởng từ những chất liệu tốt nhất và kỹ thuật chế tạo đàn đẳng cấp nhất. Đàn Piano có hai kiểu thiết kế cơ bản: Pianos đứng và pianos cánh lớn.



 

Đàn Piano Yamaha M2 SBW

Cùng Nhạc cụ Tiến Đạt tìm hiểu sơ qua về các loại đàn Piano cơ nhé.
 
       1.  Vertical Pianos:
Sự thử nghiệm đầu tiên để tạo ra một vertical piano đứng xảy ra khoảng vào giữa năm 1735 và 1745. Một người Italia là Domenico Del Mela đã thiết kế một chiếc piano đứng năm 1739 sử dụng một cấu trúc đơn giản. Năm 1745 một người Đức là Christian Ernst Friederici lại tạo ra một loại nhạc cụ được biết đến là "Pyramid piano" (piano kim tự tháp), sở dĩ có tên như vậy là vì nó có hình dáng rất đặc biệt. Cấu trúc piano mà Friederici sử dụng là phiên bản giản đơn hoá từ thiết kế của Bartolomeo Christofori năm 1720, tuy nhiên bộ cơ của Friederici thiếu mất các đặc trưng mô phỏng trong nguyên bản của Christofori. Các thiết kế này mới chỉ kết hợp giữa grand và piano đứng, sử dụng các dây và soundboard của piano đứng và bộ cơ của grand piano và được tung ra thị trường những năm 1800 nhưng thua kém so với những mẫu sau này. Đến năm 1840, pyramid piano và piano đứng đã đồng thời bị ngừng sản xuất.
 
Cuối năm 1780, với sự phát triển của thiết kế hoàn toàn thẳng đứng, những chiếc đàn đầu tiên được gọi là "sticker" (gai), vì có những cái sticker dài làm bằng gỗ nối mặt sau của phím tới đầu cần. Đầu cần được dựng vuông góc với bộ dây và bắt đầu một quá trình bằng việc đầu cần đập trở lại các dây và cứ thế tiếp tục quay lại. Nó được John Landreth thiết kế vào năm 1787 và được William Southwell người Anh xây dựng và bổ sung năm 1798. Một sự phát triển quan trọng khác nữa là dây chằng chéo, giúp cho các dây ở đàn  piano đứng dài hơn và cải thiện âm thanh. Năm 1831 Hermann Lichtenthal đã thiết kế ra một hệ thống mà ở đó búa được kiểm soát bằng độ dài của dải băng, như vậy sẽ không cần phải dồn các dây lên một cú đánh đơn lẻ nữa. Robert Wornum - người Anh đã tinh lọc cơ cấu tape-check, đó là cơ sở cho các bộ cơ của vertical piano ngày nay. Có 2 phương thức chống rung bộ dây khác nhau đã được cải tiến. Một cách là sử dụng hệ thống overdamper (giảm âm quá mức), ở đó một dây kim loại dài được gắn với đằng trước của mỗi đòn bẩy trung gian để đi lên và vượt qua đỉnh của các búa. Khi nhấn các phím, sợi dây sẽ chuyển động theo một liên kết để đặt một miếng nỉ hình vuông xuống các dây trước khi búa đập xuống và bật miếng nỉ trở lại khi không nhấn các phím nữa. Hệ thống này tiếp tục được sử dụng cho đến những năm cuối 1800 và rất phổ biến ở Anh và Đức. Hệ thống chống rung thứ hai là một đòn bẩy có bản lề, được nối tới đằng sau của mỗi máy búa gần bộ dây, nó xoay miếng nỉ vuông rời khỏi dây bằng một vòng xích tới đòn bẩy trung gian. Thiết kế này có hiệu quả hơn trong việc chống rung và được sử dụng ở các piano đứng ngày nay. Mẫu piano đứng đã tương đối hoàn chỉnh và các cây đàn ngày nay cơ bản là không thay đổi gì so với những thiết kế từ những năm đầu 1800 đó.
 
Đến năm 1840, vertical piano tương tự như những gì chúng ta thấy ngày nay, mặc dù có nhỏ hơn và với cấu trúc tinh vi hơn. Các dây giờ đây chạy thẳng từ đỉnh xuống đáy thùng (mà giờ đây được đặt dưới đất chứ không  phải trên một cái bàn như ở pyramid piano). Hệ thống lên dây giờ đây được đặt ở đỉnh của hộp đàn, với các dây chạy chéo xuống hộp đàn và được gắn chặt ở đáy. Bộ cơ và bàn phím nằm ở trung tâm của bộ dây với một phím đẩy sticker lên cao và làm các búa chuyển động lại về hướng các dây.
 
Những năm sau này, nhà sản xuất đua nhau làm ra những chiếc đàn piano với những cải tiến hoặc biến đổi khác nhau. Có rất nhiều tên tuổi lớn trong làng sản xuất piano với những nhãn hiệu lớn như : Broadwood, Baldwin, Marshall& Rose, Kemble, Yamaha, Kawai, Whelpdale & Maxwell, Steinway, Wendl & Lung….Mỗi hãng lại có một phong cách hay đặc trưng riêng biệt. Chiều cao của loại đàn Piano này dao động trong khoảng từ 36-60 inch. Có 4 loại:

  • Spinet:

Cây đàn này có chiều cao trong khoảng 36-38 inch, và chiều rộng xấp xỉ 58 inch. Spinets là loại đàn Piano nhỏ nhất trong các thiết kế đàn Piano. Vì kích thước nhỏ nên đây là lựa chọn phổ biến của nhiều người có không gian sống chật hẹp và hạn chế như: trong chung cư, căn hộ nhỏ... Loại đàn này cũng có một nhược điểm nhỏ là âm thanh, độ cộng hưởng không lớn, độ chính xác không cao do kích thước và thiết kế.

  • Console

Loại đàn Piano này có kích thước lớn hơn một chút so với Spinet Piano. Chiều cao của nó dao động trong khoảng 40-43 inch và khoảng 58 nch. Đây là loại đàn Piano rất đa dạng trong thiết kế và có khả năng phù hợp với nhiều phong cách âm nhạc khác nhau. Nhiều thiết kế nên người chơi có thể dễ dàng chọn lựa cây đàn phù hợp với mình và nội thất trong gia đình mình. Vì vậy, nếu bạn đặc biệt chú ý đến sự hài hòa trong trang trí nội thật và cây đàn Piano của bạn thì bạn nên chọn loại đàn Piano này. Console được thiết kế khá cầu kỳ nên âm thanh hay và giai điệu phong phú.

  • Studio 

Đây là loại đàn Piano bạn thường thấy trong các trường âm nhạc và hãng phim âm nhạc. Nó cao khoảng 45-48 inch và có chiều rộng khoảng 58 inch. Vì soundboard lớn hơn và dây đàn dài hơn chất lượng âm thanh tốt và rất bền.

  • Upright Piano 

Đây là cây đàn có chiều cao lớn nhất trong số những cây đàn Piano thiết kế theo kiểu thẳng đứng. Upright có chiều cao khoảng từ 50 đến 60 inch và chiều rộng xấp xỉ 58 inch. Là loại đàn được lựa chọn nhiều nhất bởi những người chơi thích đàn Piano cơ nhưng không có nhiều không gian cho nó. Đặc biệt phù hợp với những người chơi Piano lớn tuổi và ít khi được dùng trong biểu diễn tại sân khấu lớn.. Khi chăm sóc, sử dụng, bảo trì và bảo dưỡng đàn đúng cách, Upright Piano có thể đứng trước thử thách của thời gian và duy trì giai điệu phong phú của mình.
 

 

Đàn Piano Kawai GM 12 L

      2.  Horizontal Pianos
Horizontal piano còn được gọi là cây đàn dương cầm lớn. Vì chiều dài và vị trí của dây nên Horizontal còn được gọi là đàn dương cầm ngang. Loại đàn Piano này được mọi người đánh giá là có âm thanh chất lượng hơn, hay hơn và cảm ứng phím nhạy hơn. Đàn nằm ngang có 6 loại cơ bản:

  • Petite Grand : Đây là loại có thiết kế nhỏ nhất của đàn Piano Horizontal. Kích thước của nó dao động trong khoảng từ 4 feet 5 inch đến 4 feet 10 inches. Nó thực sự nhỏ nhưng âm thanh vẫn mạnh mẽ
  • Baby Grand – Là loại rất phổ biến của đàn piano trong đó kích thước trong khoảng từ 4 feet 11 inches đến 5 feet 6 inches. Baby Grands là một lựa chọn phổ biến vì chất lượng âm thanh của nó, tính thẩm mỹ cao và giá cả rất hợp lý.
  • Medium Grand - lớn hơn so với đàn Baby Grand khoảng 5 feet và 7 inch.
  • Parlor Grand - Các cây đàn này được sản xuất trong khoảng kích thước từ 5 feet 9 inches đến 6 feet 1 inch.
  •  Semiconcert hoặc Ballroom – Kích thước trong khoảng 6 feet 2 inches, dài 7 feet
  • Concert Grand - Vào khoảng 9 feet, đây là loại đàn Piano có kích thước lớn nhất trong số các loại đàn nằm ngang

Những tấm chặn của đàn piano lớn có hiệu quả cao hơn bởi chúng chặn dây ở ngay chỗ búa gõ. Trong đàn đứng, những tấm chặn chặn ở bên dây và vì thế không đạt được hiệu quả như của đàn piano lớn. Tuy nhiên, hệ quả của quá trình chặn dây, một yếu tố rất quan trọng trong chất lượng âm thanh, lại chưa được nghiên cứu.
 
Hình dáng của đàn lớn thích hợp hơn đàn đứng. Đối với đàn lớn, cả 2 bên hộp cộng hưởng đều được mở ra khiến cho âm thanh phát ra mà không bị cản trở. Đối với đàn đứng, hộp cộng hưởng của đàn bị ngăn cách với phòng bởi vỏ đàn và thường ở rất gần tường. Kết quả là âm thanh của đàn đứng mềm và đục hơn của đàn lớn.
 
Hai chiếc đàn với cùng một hình dáng có thể có âm thanh hoàn toàn khác biệt bởi sự tinh xảo về cấu tạo. Đàn lớn tạo nên cảm giác phím chuẩn hơn, âm thanh tốt hơn, có những nguyên liệu tốt hơn và nhiều thứ khác. Những khác biệt do kĩ thuật chế tạo này có thể nghe thấy, và những người thợ sửa đàn có thể phân biệt được điều này.
 

   Tiến Đạt (sưu tầm & biên soạn)
nguồn: musiced.about
***********************************************************************************************

Faceboook: https://www.facebook.com/nhaccutiendat
Website chính: https://nhaccutiendat.vn

 

 


 

Giỏ hàng của quý khách 0

Hỗ trợ trực tuyến

Phía Bắc
  Skype nguyenmo21692  Mss Mơ   090.321.6609
  Skype hoatuyet1911  Mss Tuyết   0904.82.1381
Phía Nam
  Skype oanhkim223  Ms Kim Oanh   0904.83.1381
  Skype 0938937775  Mr Thắng   0938.77.0002
Âm nhạc thiếu nhi Ghita Máy quẹt thẻ

Thống kê truy cập