Chuyển địa điểm
Cập nhật 7/9/2015 - 20:46 - Lượt xem 7523

So sánh độ nặng của các hệ bàn phím đàn Piano điện

So sánh độ nặng bàn phím đàn Piano điện là một chủ đề được rất nhiều người quan tâm và thảo luận. Mỗi một hãng đàn lại có quy chuẩn riêng cho từng hệ bàn phím đàn Piano của họ

Nếu xét theo quá trình phát triển của kỹ thuật chế tạo bàn phím đàn Piano điện thì có thể chia ra theo 3 thời kỳ: bàn phím nhậy theo ngón tay, bàn phím nặng, bàn phím nhiều độ nhậy. Các cây đàn Piano điện hiện nay đang ở bàn phím nhiều độ nhậy.

 

Arius Yamaha YDP V240

 
Trong bài viết này, Tiến Đạt sẽ cung cấp cho người chơi Piano điện một số thông tin xoay quanh các hệ bàn phím đàn Piano.  Trong đó độ nặng bàn phím là trọng lượng của bộ phím và bộ máy gõ dây của phím. Ở đàn cơ, bộ máy khá nặng và có độ trễ cao hơn đàn điện. Vì thế đàn điện nhạy hơn theo ngón tay. Người quen chơi đàn cơ phải làm quen với đàn điện thì ngón tay mới theo được ý muốn. Từng đàn cơ, từng đàn điện, bộ phím cũng nặng và nhạy khác nhau. Một số bàn phím của đàn Piano điện tử có thiết kế nhỏ, phím mỏng hơn so với bàn phím Piano cơ. Rất may mắn là nhiều cây đàn Piano kĩ thuật số có thiết kế bàn phím âm thanh thực hơn, kích thước đầy đủ và các phím đàn cũng có độ nặng gần giống đàn Piano cơ thực sự.
 
Danh sách một số hệ bàn phím do hãng đàn Piano đặt ra:

  1. Đàn Piano Yamaha
  • GHS (Graded Hammer Standard): là kỹ thuật xưa nhất.
  • GH hay GHE (GHS (Graded Hammer Effect): kỹ thuật sau GHS, nhạy hơn.
  • GH3: cũng là GHE nhưng kỹ thuật mới hơn, nhạy hơn nữa.
  • NW (Natural Wood): phím làm bằng gỗ, cho cảm giác ngón dễ chịu hơn.
  1. Đây là từ do nhà làm đàn Korg đặt ra:

Natural Weighted Hammer Action (NH) keyboard

  1. Đây là từ do nhà làm đàn Casio đặt ra:

Tri-sensor scaled hammer action keyboard
 
Để làm bàn phím cảm ứng cho Digital Piano thì người ta phải làm cho bàn phím có trọng lượng chứ không còn làm lò xo như ban đầu nữa. (Đàn thật người ta gắn chì vào phím đàn). Và thực tế cho thấy đàn Digital còn phải cải tiền nhiều để sao cho giống đàn Piano thật. Tuy vậy độ nặng nhẹ của phím đàn là không thống nhất bởi đơn giản là do cách chơi của các người chơi đều khác nhau, người thích nhẹ người thích nặng hoặc rất nặng…
Theo lý thuyết, đàn giây càng dài càng nặng thì càng ngân lâu và vang to. Steinway &Sons là đàn có giây dài và to nặng hơn các đàn khác. Tuy vậy, muốn đánh cho dây to nặng được vang, thì phím đàn phải nặng, vỏ gõ phải nặng . Đàn Piano làm ra không thể có bàn phím nặng quá gây khó dễ cho người chơi khi chơi những phím nhanh liên tục. Vì thế, người ta phải làm nặng nhẹ theo ý kiến những Pianist nổi tiếng mà thôi.
 

Khi so sánh độ nặng bàn phím đàn Piano điện, có rất nhiều quan điểm khác nhau và không đồng nhất. Bởi chúng ta có thể so sánh độ nhạy bàn phím một cách dễ dàng nhưng độ nặng phím thì tùy theo cảm nhận của từng người. Một số ý kiến cho rằng hệ GH và GH3 trong đàn Piano điện Yamaha là phím nặng nhất trong các hệ phím đàn của Yamaha. Vì GH và GH3 là cùng một loại phím và GH3 có thêm sensor thứ 3 giúp tăng dải động. Tuy nhiên, nếu xét trên tổng thể các hãng đàn Piano thì Yamaha không phải là hãng đàn làm phím nặng nhất và cùng hãng Yamaha, các độ nặng không mấy khác nhau. Ngoài ra, các hãng đàn điện, độ nặng cũng không mấy khác nhau.



 
Đàn Piano Casio privia px 850
 

Với những người mới tập chơi Piano điện và những người chơi nghiệp dư thì phím nặng không phải là mục tiêu chính.  Mục tiêu của họ là làm sao dễ đánh đàn nhất. Khi mới học, phím càng nặng thì đánh càng khó: càng chậm bởi nặng tức là sức ỳ lớn (momentum). Đàn điện tử khắc phục được tất cả điểm yếu của đàn cơ: phím nhẹ vẫn đành ra âm trầm với công suất cực lớn được. Độ nặng bàn phím tùy theo cảm nhận của mỗi người nên nếu chúng tôi đưa ra một kết luận cuối cùng thì không khách quan và không hẳn trong trường hợp nào cũng đúng. Vì vậy, chúng tôi sẽ dựa vào ý kiến của người chơi được nhiều người đồng ý nhất. Hi vọng những trải nghiệm của bạn ấy về đàn Piano điện sẽ giúp các bạn nhiều trong quá trình so sánh bàn phím Piano điện. Cụ thể như sau:

  • Yamaha:

GHS : phím nhẹ, 1 sensor, tạm chấp nhận được, đánh quen thì vẫn cảm xúc tốt.
GH, GH3 : phím nặng vừa phải, cực êm, 1 hoặc 3 sensor ( đàn lâu và quen thì mới phân biệt được). Tuy cùng là 1 tên nhưng phím GH3 trên CLP170 của mình hoàn toàn nặng hơn CLP430 khá nhiều, chứng tỏ hãng Yamaha thay đổi độ nặng theo nhu cầu của thị trường, theo mình thấy thì hình như mỗi cây CLP170 của mình là hơi bị nặng so với quy định, không biết CLP280,380 thế nào, nhưng dòng 4xx thì phím nặng chuẩn.


Đàn Clavianova Yamaha CLP 430M-Màu vân gỗ

  • Roland :

Đàn mới : phím nhẹ hơn GH một chút, có khấc trượt (giở mút chặn âm lên của đàn cơ), giống piano cơ nhất, cảm xúc cũng khá tốt, đàn phím này qua Piano cơ thì gần như không phải làm quen lại.
Đàn Roland đời cũ : phím giống GH, êm, cảm xúc tốt.

  • Kawai : phím rất êm, gần giống GH đời 2011nhưng nhẹ hơn GH 1 chút.
  • Korg : SP 250 : phím tốt, độ nặng và touch vừa phải, tầm tầm bậc trung.
  • Casio đời mới : phím tạm được

 

Shavy - hocnhac.net
Bàn phím điện có kích thước nhỏ hơn, bộ máy thiết kế đơn giản hơn, không nhiều bộ phận như đàn cơ, nên độ nhanh, độ nhạy hơn hẳn đàn cơ. Ngoài ra, ưu điểm hơn hẳn của đàn điện so với đàn cơ là ngón tay có thể chạm rất tinh tế vào phím, tiếng cũng khác rất nhiều, trong khi đàn cơ đòi hỏi mạnh mẽ hơn. Tóm lại nếu bạn chỉ muốn chơi giải trí đơn thuần thì có lẽ không cần đến nhiều những thứ không cần thiết của Piano thật và cũng không cần quan tâm đến độ nặng bàn phím vì bạn có thể điều chỉnh mức độ nặng nhẹ của đàn Piano điện.
Mua Digital Piano, bạn cần chọn loại nào mới nhất, có đủ các new technology, nhưng không cần những fancy như nhiều âm thanh cho kèn, giọng người, organ chẳng hạn. Tham khảo bài viết đánh giá các dòng đàn Piano điện của Tiến Đạt tại ĐÂY

dai ly cap 1 yamaha

Nhạc cụ Tiến Đạt nhận kỷ niệm chương dành cho đại lý bán hàng xuất sắc nhất do Yamaha trao tặng

 
       Trung tâm nhạc cụ Tiến Đạt là đại lý độc quyền của thương hiệu VALOTE HANDMADE GUITAR, đại lý chính thức của Yamaha tại Việt Nam. Chuyên phân phối các loại nhạc cụ: đàn Piano, đàn Organ, phụ kiện âm nhạc, đàn Guitar, đàn Ukulele, trống cajon , đàn Piano cũ của Yamaha, Kawai và nhiều thương hiệu khác.... Nếu bạn có nhu cầu cần mua hay cần tư vấn về nhạc cụ hãy liên hệ ngay với chúng tôi. Nhạc cụ Tiến Đạt sẵn sàng đồng hành cùng bạn trên con đường âm nhạc.
 
       Với chế độ hậu mãi tốt nhất cho người tiêu dùng, TIẾN ĐẠT luôn đưa ra các chính sách đặc biệt về GIÁ cho các ban nhạc, trường học, trung tâm đào tạo nhạc và cửa hàng nhạc cụ nhỏ lẻ .Công ty luôn có chiết khấu giá cực kì ưu đãi cho khách hàng mua số lượng lớn, cửa hàng nhạc cụ, giá bán lẻ cạnh tranh cho khách hàng mua về sử dụng.
Ảnh: Internet
 
"Bài viết do Tiến Đạt tổng hợp và biên soạn, sao chép phải ghi rõ nguồn
 
***********************************************************************************************
Faceboook: https://www.facebook.com/nhaccutiendat
Website chính: https://nhaccutiendat.vn/


 

 

Giỏ hàng của quý khách 0

Hỗ trợ trực tuyến

Phía Bắc
  Skype nguyenmo21692  Mss Mơ   090.321.6609
  Skype hoatuyet1911  Mss Tuyết   0904.82.1381
Phía Nam
  Skype oanhkim223  Ms Kim Oanh   0904.83.1381
  Skype 0938937775  Mr Thắng   0938.77.0002
Âm nhạc thiếu nhi Ghita Máy quẹt thẻ

Thống kê truy cập