Cập nhật 7/9/2015 - 19:5 - Lượt xem 4839

Hướng dẫn cách dậm Pedal đàn Piano

Nhiều người cho rằng vì pedal ra đời khá muộn so với lịch sử của đàn Piano, nên nó chỉ đơn thuần là phụ kiện trang trí.

Nhưng trên thực tế, việc sử dụng pedal (hay không) hoàn toàn dựa vào ý đồ nghệ thuật, thậm chí, pedal là dụng cụ thể hiện sự sáng tạo rất cao trong lĩnh vực biểu diễn Piano.


3 pedal trên Piano đứng Yamaha U1F



Nó có tầm ảnh hưởng lớn tới kết quả âm thanh, thậm chí có khả năng thay đổi tính chất âm thanh. Chỉ khi người biểu diễn hiểu được tầm quan trọng và ý nghĩa của pedal, họ mới có thể sử dụng nó tới kết quả nghệ thuật mà họ mong muốn.

Bên cạnh đó, Piano là một nhạc cụ có thế mạnh về hòa âm, nó cũng là 1 trong 2 nhạc cụ có khả năng vừa solo vừa đệm (nhạc cụ kia là guitar nhưng piano phong phú hơn guitar nhiều). Bên cạnh đó, đàn Piano có thế mạnh về âm lượng, nó có thể đạt các cường độ từ ppp - fff (tên cũ của nó là piano - forté) nhưng có thế yếu về âm sắc. Trên đàn Guitar, cũng cùng 1 nốt, cùng cao độ nhưng khi chơi trên 2 dây khác nhau sẽ cho 2 âm sắc khác nhau, đẩy dây kêu khác, bịt dây kêu khác, rồi rung, harmonic, chồng dây...nhưng trên piano, bạn chỉ có 1 âm sắc thôi, trên các tác phẩm hiện đại, người ta viết cho Piano gảy bằng phím hay bằng tay để tạo thêm âm sắc, nhưng vẫn rất hạn chế. Pedal giúp bạn tạo thêm âm sắc cho piano, vậy sử dụng Pedal như thế nào để đạt hiệu quả cao nhất? Khi nào thì dậm Pedal? Khi nào nhả Pedal?

  • Trước hết, Tiến Đạt sẽ sơ lược lại chức năng các loại pedal

Bộ pedals (bàn đạp) : là các cần điều khiển bằng chân. Thông thường Pedal Piano gồm 3 loại:

  1. - Pedal vang âm (phía bên phải - damper pedal) giữ "bàn phím chặn âm" tách khỏi dây đàn, cho phép dây đàn rung một thời gian dài - tạo ra âm thanh ngân vang ngay cả khi tay đã buông khỏi phím đàn.
  2. - Pedal giảm âm (phía bên trái - còn gọi là una corda) làm giảm một nửa khoảng cách giữa đầu búa và dây đàn, hoặc là chuyển vị trí của đầu búa một chút sang bên cạnh, khiến đầu búa chỉ chạm vào một dây đàn thay vì 2 hay 3 dây như bình thường, làm giảm cường độ âm thanh.
  3. -  Có những cây đàn piano có thêm pedal thứ 3, pedal duy trì (sustaining pedal). Pedal này không giữ toàn bộ bàn phím chặn âm. Khi phím đàn được nhấn xuống, phím chặn âm tương ứng của nốt đó sẽ được nâng lên, pedal duy trì sẽ chỉ giữ riêng biệt phím chặn âm này và không ảnh hưởng tới các phím chặn âm khác.

Việc sử dụng những chiếc pedal này có khả năng tạo ra những thay đổi âm thanh tinh tế. Phần lớn những cây vertical piano thay Pedal duy trì bằng pedal tập luyện (pratise pedal) có tác dụng đặt tấm nỉ vào giữa đầu búa và dây, tạo ra âm thanh rất nhỏ.

  • Tầm Quan trọng: Pedal không chỉ là "phụ kiện trang trí"

Nhiều người cho rằng vì pedal ra đời khá muộn so với lịch sử của đàn piano, nên nó chỉ đơn thuần là đồ trang trí. Nhưng trên thực tế, việc sử dụng pedal (hay không) hoàn toàn dựa vào ý đồ nghệ thuật, thậm chí, pedal là dụng cụ thể hiện sự sáng tạo rất cao trong lĩnh vực biểu diễn piano. Nó có tầm ảnh hưởng lớn tới kết quả âm thanh, thậm chí có khả năng thay đổi tính chất âm thanh. Chỉ khi người biểu diễn hiểu được tầm quan trọng và ý nghĩa của pedal, họ mới có thể sử dụng nó tới kết quả nghệ thuật mà họ mong muốn.

  1.  Lắng nghe là kỹ thuật quan trọng nhất. Dù "kỹ thuật chân" (foot technique) của bạn có nhanh và tốt đến đâu, nếu như không lắng nghe, kết quả sẽ không bao giờ được như ý muốn. Bởi nó phụ thuộc lớn vào không gian biểu diễn, từng chiếc đàn piano, và tính chất của từng tác phẩm
  2. Khám phá là yếu tố rất quan trọng trong việc học và luyện tập pedal (và cả đàn piano nói chung). Bởi màu sắc âm thanh thay đổi rất nhiều một khi pedal được sử dụng, nên sự khám phá sẽ giúp bạn chọn được màu sắc bạn ưa thích. Thậm chí sẽ tăng hiểu biết về "bảng mầu" để những tác phẩm sau bạn có thể sáng tạo một cách thoải mái hơn.
  3. Sáng tạo: Vì cơ cấu của mình, pedal cho phép người biểu diễn một khuông sáng tạo rất rộng rãi. Stephen Hough cho rằng có tới 8 bậc pedal phải, và rất nhiều nghệ sĩ cho rằng có hàng trăm cách sử dụng pedal. Vì vậy đừng bao giờ ngừng sáng tạo.
  4. Kiên trì: Có lẽ không cần phải giải thích gì về điểm này. Chìa khoá của sự thành công là tính kiên trì và sự sáng tạo.

  


  • Khi nào dậm Pedal? Và cách dậm pedal Piano như thế nào?

Trên bản nhạc thì việc sử dụng Pedal cũng được thể hiện bằng ký hiệu Ped (dẫm pedal) và * (nhả pedal). Tuy nhiên có khá nhiều bạn vẫn bối rối khi sử dụng Pedal để thể hiện tác phẩm. Nếu cứ giữ Pedal thì âm thanh sẽ bị vang "um lên" do các nốt được "trộn lẫn" hoà vào nhau kéo dài, không dùng Pedal thì tiếng đàn nghe rời rạc, không mềm mại và không có chiều sâu trong cách thể hiện, ngay đến trong nhiều bản nhạc không ghi rõ cách sử dụng thì các bạn đó cũng không biết chỗ nào dẫm, chỗ nào nhả Pedal ...

Về nguyên tắc sử dụng pedal vang như sau: Các bạn nên tránh sử dụng Pedal vang ở những quãng 2 (kể cả trưởng và thứ) cũng như không dùng pedal vang khi bài hát đã chuyển sang hợp âm mới. Tại sao lại như vậy ????

Bởi vì khi bạn dẫm Pedal ở những quãng 2 là những nốt có cao độ gần nhau, các nốt sẽ bị "nhoè" làm người nghe khó phân biệt các nốt một cách rõ ràng. Hoặc khi đã chuyển sang hợp âm mới các bạn vẫn tiếp tục giữ Pedal thì các nốt của cả 2 hợp âm cũ và mới sẽ vang lẫn vào nhau. Tạo nên một hoà thanh mới, đôi khi khá khó nghe Các bạn hãy thử chơi hợp âm Đô trưởng (Đồ, Mi, Son), đồng thời giữ Pedal và đổi sang hợp âm Sol bảy (son, si, re, fa) chẳng hạn. Các bạn sẽ thấy điều này khá rõ ràng.

Như vậy Pedal sẽ sử dụng rất hiệu quả khi các bạn chơi các nốt trong cùng hợp âm (appe chẳng hạn), khi có các dấu luyến câu sao cho mềm mại v.v...

Trước khi chuyển sang hợp âm mới, chuyển câu ... các bạn nhớ nhấc pedal thật nhanh và dẫm ngay khi chuyển sang hợp âm mới, câu mới. Các bạn cần tập luyện việc sử dụng pedal cho thuần thục, nhuần nhuyễn một cách tự nhiên thành phản xạ. Mỗi người sẽ có một cách dậm Pedal riêng, tùy theo ý đồ chơi đàn của mình. Dậm Pedal thì phổ biến nhất vẫn là dậm Pedal (3) để tiếng đàn liền mạch, không rời rạc khi rải ngón.

Pedal Yamaha LP 7A

Bạn có thể dùng pedal sustain như sau:

  • - Tay bấm phím đàn.
  • - Tay vừa bấm xong thì chân phải dậm trên sustain pedal.
  • - Khi nhấc tay lên thì pedal sustain vẫn đang ấn xuống.
  • - Khi bấm tay xuống phím đàn thì nhấc chân phải khỏi pedal cho các nốt của hợp âm cũ ngắt hết rồi dậm lại ngay để giữ các nốt của hợp âm mới.

Để dễ hình dung thì bạn cứ chân trái nhịp xuống vào đầu ô nhịp thì chân phải nhấc lên, sau đó mới dậm xuống pedal, đó là với những ô nhịp chỉ có 1 hợp âm cho toàn ô, nếu trong 1 ô nhịp có 2 hay 3 hợp âm thì bạn cũng phải nhấc chân phải lên và dậm xuống pedal sustain 2, 3 lần tương ứng với những lần chuyển hợp âm, có khi những lần này không trùng với phách, tức là chân trái, chân phải, tay trái, tay phải hoạt động độc lập nhau hoàn toàn. Đây là một kỹ thuật rất khó, phải tập từ 2 - 3 tuần mới dùng được, tốt nhất là nên tập thật chậm trước rồi mới tập nhanh dần.

Một số bạn thắc mắc về tiếng ồn khi dậm Pedal trên đàn Piano Shecond hande: Cho em hỏi khi dậm và nhả pedal như thế nào để không nghe tiếng cụp cụp do pedal va vào thùng đàn? Trên cây piano điện của em thì dậm nhả thoải mái, nhưng thử trên cây U3H thì tiếng lụp cụp còn to hơn tiếng đàn.

>> Theo thói quen khi tập Piano, bao giờ gót chân luôn phải chạm mặt đất, chỉ có lòng bàn chân là đạp vào pedal. Như vậy người chơi sẽ đạp pedal bằng cổ chân chứ không phải bằng cả cẳng chân. Khi đạp xuống thì không vấn đề gì, khi nhấc lên chỉ co cổ chân lại thôi, nên pedal sẽ trượt nhẹ theo lòng bàn chân của người chơi mà về vị trí cũ, nhẹ nhàng và êm ái, rất ít gây ra tiếng động. Còn nếu bạn thả gấp ngay ra thì nó đập lụp cụp là đúng rồi. Nhả ra dù gấp thế nào mình cũng vẫn phải đặt chân trên pedal, gìm và nương nó về vị trí cũ nhẹ nhàng chứ đừng đạp / nhả như đạp bong bóng là sẽ phát ra tạp âm.

Đối với những người có kinh nghiệm chơi Piano lâu năm thì lại có một kinh nghiệm sử dụng Pedal khác hẳn. Đó là việc sử dụng Pedal theo kiểu dẫm “lỗi nhịp”. Nghĩa là Pedal sẽ được dẫm ngay sau khi hợp âm được đánh. Tập theo cách này dần dần tạo cho bạn thói quen nhấn bàn đạp ngày sau động tác của tay. Các bạn phải tập luyện nhiều để sao cho tay và chân phối hợp được nhịp nhàng, chân sẽ dẫm chính xác trong khoảng thời gian rất ngắn ngủi để sao cho tiếng đàn được tròn đầy, mềm mại một cách tinh tế, đầy tính nghệ thuật.
 

Tiến Đạt (tổng hợp)
Nguồn : Vianhem

dai ly cap 1 yamaha

Nhạc cụ Tiến Đạt nhận kỷ niệm chương dành cho đại lý bán hàng xuất sắc nhất do Yamaha trao tặng

 
       Trung tâm nhạc cụ Tiến Đạt là đại lý độc quyền của thương hiệu VALOTE HANDMADE GUITAR, đại lý chính thức của Yamaha tại Việt Nam. Chuyên phân phối các loại nhạc cụ: đàn Piano, đàn Organ, phụ kiện âm nhạc, đàn Guitar, đàn Ukulele, trống cajon , đàn Piano cũ của Yamaha, Kawai và nhiều thương hiệu khác.... Nếu bạn có nhu cầu cần mua hay cần tư vấn về nhạc cụ hãy liên hệ ngay với chúng tôi. Nhạc cụ Tiến Đạt sẵn sàng đồng hành cùng bạn trên con đường âm nhạc.
 
       Với chế độ hậu mãi tốt nhất cho người tiêu dùng, TIẾN ĐẠT luôn đưa ra các chính sách đặc biệt về GIÁ cho các ban nhạc, trường học, trung tâm đào tạo nhạc và cửa hàng nhạc cụ nhỏ lẻ .Công ty luôn có chiết khấu giá cực kì ưu đãi cho khách hàng mua số lượng lớn, cửa hàng nhạc cụ, giá bán lẻ cạnh tranh cho khách hàng mua về sử dụng.
Ảnh: Internet
 
 

 

Giỏ hàng của quý khách 0

Hỗ trợ trực tuyến

Phía Bắc
  Skype nguyenmo21692  Mss Mơ   090.321.6609
  Skype hoatuyet1911  Mss Tuyết   0904.82.1381
Phía Nam
  Skype oanhkim223  Ms Kim Oanh   0904.83.1381
  Skype 0938937775  Mr Thắng   0938.77.0002
Âm nhạc thiếu nhi Ghita Máy quẹt thẻ

Thống kê truy cập