Cập nhật 7/7/2018 - 7:7
- Lượt xem
3500
Có nên ép trẻ học đàn Piano hay không?
Để học thành công được đàn Piano thực sự cần kỷ luật và nghiêm khắc, nhưng cố ép trẻ học đàn liệu có nên không? Cha mẹ cần chuẩn bị những gì để bắt đầu cho bé học đàn Piano ? Hãy cùng Nhạc cụ Tiến Đạt tìm hiểu nhé.
Hướng dẫn cách đặt đàn Piano trong nhà ?
Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng: Học nhạc cụ giúp các giác quan nhạy bén và kích thích cho sự phát triển não bộ ở trẻ em. Học nhạc cụ cũng là một môn học mở rộng tài năng cho trẻ. Chính bởi vậy mà ngay từ khi còn bé, nhiều cha mẹ đã mong muốn con em mình biết chơi một số loại đàn như Piano, Organ, Ukulele,…thậm chí thực tế có những bậc phụ huynh còn ép con mình phải học đàn Piano để định hướng sự nghiệp sau này.
9 tác dụng của việc học đàn Piano
Đóng một vai trò to lớn trong cuộc sống con người, âm nhạc bắt rễ vào đời sống đem đến những lợi ích không hề nhỏ. Việc học đàn ở trẻ giúp thư giãn, giải tỏa căng thẳng sau những giờ học trên lớp và thúc đẩy niềm đam mê nghệ thuật. Cho bé tiếp cận với các dòng nhạc cụ như đàn Piano từ khi còn nhỏ sẽ rèn cho trẻ khả năng tư duy nhạy bén, vui vẻ hơn, giao tiếp linh hoạt hơn và nhạy cảm hơn. Cùng với đó, việc học đàn sẽ dạy bé cách tự cân bằng cuộc sống, không để mình bị cuốn vào những suy nghĩ tiêu cực hay quá buồn bã. Bên cạnh đó, học Piano còn giúp:
-
Giúp trẻ quên hết mệt mỏi, tận hưởng những giờ phút giải trí lành mạnh
-
Giúp trẻ học tốt môn toán và các ngành khoa học khác
-
Tạo sự phối hợp nhịp nhàng trên cơ thể trẻ
-
Giúp trẻ rèn nhân cách, lập trường
-
Rèn cho trẻ tính tập trung cao độ
-
Phát huy năng khiếu của trẻ
-
Giúp trẻ Tự tin hơn
-
Giúp phát huy trí tưởng tượng
-
Giúp trẻ đạt khả năng thẩm âm tốt
Có nên ép trẻ học đàn Piano hay không?
Trẻ em học đàn không phải cứ ép là sẽ thành công, điều quan trọng hơn cả là bé có thực sự có hứng thú và đam mê học đàn hay không.Để trẻ thành công với đàn Piano, phần lớn sẽ phụ thuộc vào việc dạy và truyền cảm hứng từ giáo viên cũng như sự động viên từ cha mẹ.
Âm nhạc thuộc về cảm xúc tự nhiên nên không thể đột nhiên ép vào khuôn khổ mà có thể thành công được. Một vài bậc phụ huynh cứ nghĩ đơn giản rằng chỉ cần một môi trường tốt thì con mình học sẽ tốt nhưng vấn đề lại không nằm ở môi trường hay loại nhạc cụ mà bạn chọn cho con. Chẳng hạn nếu trẻ thích học múa mà mẹ của bé cứ bắt học Piano liệu bé có thực sự vui hay không? Nhiều đứa trẻ ngoan ngoãn học theo một cách bất đắc dĩ và có một số sẽ phản ứng không hài lòng về điều này hay nhất quyết từ chối. Nhất là trẻ nhỏ, rất nhạy cảm và dễ tổn thương – việc tiếp nhận sự ép buộc trong học đàn Piano không phải trẻ nào cũng có thể vượt qua.
Học Piano chống đối, máy móc, thụ động không hiểu được nội dung truyền tải do bị ép phải theo ý bố mẹ sẽ khiến trẻ cực kỳ áp lực và mệt mỏi. Vì vậy, cha mẹ không nên ép buộc bé học theo ý của mình hay học để bằng con nhà người ta. Mỗi bé sẽ có năng khiếu và sở thích riêng, chỉ cần cha mẹ kiên nhẫn 1 chút, nhẹ nhàng một chút và hiểu con hơn 1 chút – các bạn sẽ dễ dàng tìm ra con mình có thích học Piano không, và mình có nên đầu tư cho bé 1 cây đàn Piano thật tốt để khởi đầu không.
Chuẩn bị để bé học đàn Piano: Cha mẹ cần làm gì?
Nếu thực sự mong mỏi bé đến với thế giới âm nhạc, tìm hiểu ông vua của các loại nhạc cụ như Piano thì hãy đọc câu thần chú: Hiểu con, động viên và khích lệ. Cha mẹ nên trò chuyện với bé thường xuyên và tạo cơ hội để trẻ được tiếp xúc với âm nhạc, được nhìn thấy đàn, được tận tay sờ vào các phím đàn, được tận mắt xem các nghệ sĩ Piano nổi tiếng biểu diễn dưới sự cổ vũ và vỗ tay nồng nhiệt của mọi người. Tất cả đều cần làm từ từ, nhưng phải làm từ rất sớm. Là những buổi dạo chơi trong nhà hát, trường nhạc cụ, là đi xem nghệ sĩ Piano Đặng Thái Sơn biểu diễn, là cùng nhau nghe tâm sự của ông bố 15 năm cùng con đi qua 10 ca phẫu thuật, để rồi lại cùng con học những phím đàn đầu tiên ngay khi vết mổ chưa lành…
Để đến khi con bắt đầu học đàn, là trong con đã biết lắng nghe từng bản nhạc, lắc lư theo giai điệu âm thanh, là khi con phải reo lên khi được ba mẹ dẫn đi đăng ký học, là tiếng trầm trồ và cực bất ngờ khi được mẹ sắm cho cây đàn Piano của riêng mình. Hãy nuôi dường tình yêu âm nhạc trong con, hãy gieo những mầm xanh về đàn Piano tuyệt vời trong suy nghĩ của con ngay từ nhỏ, hãy để trẻ ước ao được học đàn. Như thế, mọi thứ sẽ dễ dàng hơn rất nhiều và lức này, việc ép con học đàn sẽ không bao giờ có trong từ điển.
Kinh nghiệm khi cho trẻ học đàn Piano ?
Khi đưa bé đến các trung tâm học đàn, cha mẹ cần chú ý lựa chọn một trung tâm tốt, có uy tín. Một người dạy nhạc không chỉ cần kỹ năng sư phạm hay chơi đàn giỏi, mà còn phải là người yêu trẻ và nhẫn nại. Quan trọng hơn nữa là phương pháp dạy đàn phù hợp. Đừng ngại đổi giáo viên dạy đàn cho trẻ khi bé tâm sự và cảm thấy không ổn về thầy/cô. Vì có thể phương pháp dạy của giáo viên phù hợp với bé này nhưng lại chưa thật sự phù hợp với trẻ nhà mình. Điều này cũng giống như việc bạn mài mông trên ghế nhà trường 12 năm nhưng vẫn khồng thể nhồi nhét được môn Tiếng Anh vào đầu, trong khi chỉ cần 2 tháng với 1 lớp học có phương pháp dạy phù hợp bạn đã nắm vững kiến thức cơ bản và nền tảng. Để chinh phục đàn Piano còn khó hơn nhiều.
Đàn Piano cho bé cũng nên chọn cây đàn tốt. Không cần chọn mua đàn quá đắt tiền, nhưng âm thanh phải chuẩn, phím đàn có độ nhạy cảm ứng (ở đàn Piano điện) và đẹp nữa. Phòng đặt đàn cha mẹ cũng nên chú ý sắp xếp thật yên tĩnh, tạo cảm hứng cho trẻ tập đàn nhưng cũng không nên có các thiết bị như ti vi, máy chơi game hay các đồ chơi làm trẻ dễ phân tâm khi học.
Chúc các bé học đàn Piano thành công và cha mẹ luôn là đôi cánh để trẻ tiến xa hơn trên con đường âm nhạc
piano cho bé, học đàn piano, mua piano cho bé