Cập nhật 17/11/2014 - 15:27 - Lượt xem 14605

Đàn Piano hoạt động như thế nào?

Từ Piano là dạng rút gọn của từ Pianoforte, hiếm khi được dùng ngoại trừ trong ngôn ngữ trang trọng và có nguồn gốc từ cái tên gốc tiếng Ý của nhạc cụ là gravicèmbalo col piano e forte, (có nghĩa harpchichord với âm nhẹ và mạnh).

Điều này có liên quan đến khả năng của đàn Piano trong viêc tạo ra các nốt ở các mức độ sắc thái khác nhau phụ thuộc vào tốc độ và lực nhấn phím.

 

Đàn piano đứng Yamaha U1F

Các loại đàn Piano (đàn dương cầm) ngày nay có hai hình dạng cơ bản (với các phân loại nhỏ hơn của chúng) là Piano cánh (grand piano) và Piano đứng (upright piano hay vertical piano). Ngoài ra theo sự phát triển của kĩ thuật hiện đại, một số dạng Piano khác cũng đã xuất hiện như Piano tự động (player piano), Piano đồ chơi (toy piano), Piano đặt sẵn chương trình (prepared piano), Piano kỹ thuật số (digital piano)…

  • Cơ chế hoạt động của đàn Piano:

Về cơ bản, khi phím đàn được nhấn xuống phần cuối của đòn bẩy sẽ đẩy trục đứng lên trên khiến đầu búa gõ vào dây đàn. Cùng lúc đó phím chặn âm được nâng lên khỏi dây đàn để chúng rung tự do tạo ra âm thanh.
 Sau đây là miêu tả chi tiết với các số thứ tự được đánh như trong biểu đồ sau đây:
 

 

Mỗi phím đàn Piano (1) là một đòn bẩy, có điểm tựa ở một trục thăng bằng (2). Khi người chơi nhấn một phím đàn xuống, phần đuôi đòn bẩy được nâng lên khiến trục đứng (3) đẩy khớp nối (4) một đầu được giữ chặt lên. Đầu tự do của khớp nối kéo theo chi tiết hình chữ L được gọi là đòn bẩy thoát (5) (escapement lever) và đòn bẩy lặp (9) (repetition lever).
Đòn bẩy thoát đẩy con lăn (6), một cuộn nỉ được gắn chặn vào cán búa (7), đẩy đầu búa lên cao. Đòn bẩy thoát dừng lại khi mà phần đuôi nhô ra của nó chạm vào nút chỉnh (8). Đầu búa rời khỏi đòn bẩy thoát và gõ vào dây đàn. Đòn bẩy lặp cũng được nâng lên, nhưng chỉ tới khi khi đòn bẩy thoát vượt qua nó và chạm vào chiếc ốc rơi (10). Đòn bẩy lặp giữ nguyên vị trí này cho đến lúc phím đàn được thả ra.
Sau đó búa rơi một nửa đường về vị trí cũ. Nó bị chặn lại bởi con lăn và chạm vào đòn bẩy lặp đang ở vị trí được nâng lên cao. Đòn bẩy thoát vì vậy có thể trượt phía dưới cán búa vẫn đang được nâng lên một nửa để trở về vị trí ban đầu của nó. Trong lúc đó, búa kiểm tra (11) ngăn đầu búa gõ lại vào dây đàn.
Nếu phím đàn được thả ra một phần, búa gõ thoát khỏi búa kiểm tra trong khi đòn bẩy vẫn giữ nguyên ở trạng thái nâng lên. Nếu người chơi lại ấn phím đàn này xuống, đòn bẩy thoát có thể một lần nữa đẩy con lăn và làm cho đầu búa nâng lên, gõ vào dây đàn. (Hệ thống này cho phép sự lặp lại liên tục của một nốt trước khi phím đàn và chiếc búa kịp quay trở về vị trí ban đầu của chúng. Đây là một cải tiến quan trọng so với cơ cấu đơn giản của thời kỳ đầu.)

Trong lúc này, phần đuôi của phím đàn đẩy phím chặn tiếng (12) lên phía trên, nâng nó lên khỏi dây đàn. Khi mà phím đàn đã được thả lỏng một phần nào, phím chặn tiếng rơi ngược lại lên dây đàn làm tắt tiếng đàn.
Khi phím đàn được thả ra hoàn toàn, toàn bộ cơ cấu lại trở về vị trí đầu tiên nhờ trọng lực. Không giống với những chiếc grand piano, vertical piano không thể dựa vào trọng lực để buộc mọi thứ trở về vị trí ban đầu. Ở grand piano, các bộ phận đặt nằm ngang trên phím đàn, còn với vertical piano thì bộ cơ lại được xếp gần vuông góc. Vì không thể chỉ dựa vào trọng lực nên nó dùng thêm các loại dây và những băng vải nhỏ để kéo các phần của bộ cơ trở về vị trí cũ.

  • Một số nghệ sĩ độc tấu nổi tiếng


Đặng Thái Sơn là một trong những nghệ sĩ Piano nổi tiếng
 

Piano vẫn luôn là nhạc cụ dành cho những nghệ sĩ bậc thầy. Vào thế kỷ XVIII và XIX các nhà soạn nhạc vẫn thường chơi các tác phẩm của chính mình, trong số đó có Wolfgang Amadeus Mozart, Ludwig van Beethoven, Frédéric Chopin và cả nhà soạn nhạc người Hungary Franz Liszt… Nữ nghệ sĩ piano nổi tiếng người Đức Clara Schumann thì chơi những tác phẩm của chồng bà, nhạc sĩ Robert Schumann.
Cuối thế kỉ XIX là thời kì độc tôn của nghệ sĩ người Nga Anton Rubinstein, và đến đầu thế kỷ XX rất nhiều các nghệ sĩ biểu diễn khác đã đi lưu diễn khắp Tây Âu và Mỹ. Trong số đó có thể kể đến nghệ sĩ người Ba Lan Ignace Paderewski, nghệ sĩ người Mỹ gốc Ba Lan Josef Hofmann và Arthur Rubinstein.
Trong thời kì giữa Chiến tranh Thế giới I và II (1918 – 1939), nhà soạn nhạc và nghệ sĩ biểu diễn người Mĩ gốc Nga Sergei Rachmaninov, nghệ sĩ người Mỹ gốc Áo Artur Schnabel, nghệ sĩ người Anh Dame Myra Hess, nghệ sĩ người Đức Walter Gieseking và nghệ sĩ người Brasil Guiomar Novaes là những nghệ sĩ độc tấu piano được biết đến nhiều nhất.
Sau khi thế chiến thứ II kết thúc vào năm 1945, các nghệ sĩ piano người Nga đã xuất hiện trở lại ở Mỹ, hai trong số họ là Emil Gilels và Sviatoslav Richter. Trong số những nghệ sĩ độc tấu piano nổi tiếng còn có nghệ sĩ người Chile Claudio Arrau, một bậc thầy với mảng tác phẩm biểu diễn đặc biệt rộng; Rudolf Serkin, một giáo viên – nghệ sĩ piano người Mỹ sinh ở Séc; nghệ sĩ thiên tài người Mỹ gốc Nga Vladimir Horowitz và nghệ sĩ người Tây Ban Nha Alicia de Larrocha. Một số nghệ sĩ được đánh giá cao khác xuất hiện sau Chiến tranh thế giới thứ II là nghệ sĩ người Anh gốc Áo Alfred Brendel, người bằng những hiểu biết và tài năng của mình đã khơi dậy những cuộc tranh luận về nghệ thuật vốn đã chìm lặng từ lâu; nghệ sĩ người Canada Glenn Gould, người rất được tán thưởng bởi những thu âm các tác phẩm của Bach, hay các nghệ sĩ người Mỹ Van Cliburn, André Watts, Murray Perahia và nghệ sĩ người Iceland gốc Nga Vladimir Ashkenazy.

Ngày nay, với khả năng kỹ thuật của các nghệ sĩ Piano ngày càng tăng, con số về các cuộc thi piano mang tầm cỡ quốc tế đã tăng lên một cách đáng kể, tạo nên một sự quan tâm đặc biệt của mọi người và là bước đầu cho việc xây dựng sự nghiệp của những nghệ sĩ mới đầy triển vọng.

Tiến Đạt (st & bs)
  (Nguồn: Microsoft Encarta)
Giỏ hàng của quý khách 0

Hỗ trợ trực tuyến

Phía Bắc
  Skype nguyenmo21692  Mss Mơ   090.321.6609
  Skype hoatuyet1911  Mss Tuyết   0904.82.1381
Phía Nam
  Skype oanhkim223  Ms Kim Oanh   0904.83.1381
  Skype 0938937775  Mr Thắng   0938.77.0002
Âm nhạc thiếu nhi Ghita Máy quẹt thẻ

Thống kê truy cập