Cập nhật 30/9/2013 - 15:31
- Lượt xem
10612
HỘI CHỨNG TỰ KỈ VÀ ÂM NHẠC
Các phương pháp can thiệp sớm hội chứng tự kỉ và âm nhạc chắc chắn nên song hành cùng nhau, nhưng nó có thể là một thách thức lớn đối với cha mẹ, trẻ em và giáo viên. Cá nhân tôi là một giáo viên âm nhạc, đã từng giảng dạy một số trẻ em bị hội chứng tự kỉ và một số trẻ em khác với hội chứng Asperger.
Để dạy một trẻ em bình thường đã rất khó khăn, nhưng dạy một trẻ em tự kỉ còn khó khăn hơn gấp bội, nó đòi hỏi sự kiên nhẫn và cố gắng không ngừng nghỉ của cả cô và trò.
Trẻ em tự kỉ sẽ phải cố gắng rất nhiều để có thể tập trung vào bàn phím
Những bé trong lớp học đàn Piano của tôi không phải là một trong những cá nhân xuất sắc trong một lĩnh vực nào đó mà người ta thường gọi là “tự kỉ bác học”. Chúng chỉ là những đứa trẻ bình thường, mang trong mình hội chứng tự kỉ và cực kì yêu âm nhạc.
Trong mắt tôi, chúng rất duyên dáng và đáng yêu. Khi được nghe những bản nhạc từ cây đàn Piano bọn trẻ trở nên ngoan kì lạ. Lặng im nghe một cách say sưa như chưa từng có bệnh trong người.
Tôi ấn tượng với một cậu bé 5 tuổi ở Bình Lục-Hà Nam, bé sẵn sàng ngồi nghe tất cả những hướng dẫn của giáo viên đưa ra, nhưng quá trình hiểu và có thể phân tích thì rất chậm. Tôi cảm thấy mình có thể dạy cho cậu bé một cái gì đó về âm nhạc, nhưng sau đó chúng tôi phải chờ đợi để không làm gián đoạn suy nghĩ của trẻ. Nếu tôi làm gián đoạn, cậu bé sẽ phải bắt đầu lại gần như từ đầu– một biểu hiện điển hình của trẻ em mắc hội chứng tự kỉ. Vấn đề này làm cho việc học đàn của các bé rất khó khăn, các bé cần thêm gấp 4-5 lần thời gian so với các trẻ em bình thường, để có thể tập trung vào một phân đoạn nhạc.
Tôi đã học được cách kiềm chế tính nóng nảy của mình nhờ những trẻ em tự kỉ. Học sinh của tôi phải đấu tranh với nhịp điệu. Khi những đứa trẻ khác đọc một mạch, đều nhịp các chữ số(1…2…3…4…5…), thì những trẻ em tự kỉ chỉ có thể đếm ”1-2….1-2…1,1,1-2”(trong hàng năm trời để thuộc được 10 chữ số). Và thực sự tôi có thể cảm nhận được những đứa trẻ của tôi nỗ lực đấu tranh để tập trung lại rất nhiều trong một bài học, cử chỉ tay…
Âm nhạc dường như có tác dụng tốt nhất cho trẻ em mắc chứng tự kỉ. Các em có thể dễ dàng tham gia trò chơi âm nhạc, thực hành video hoặc phim và giao tiếp với các bạn khác trong môi trường có các nhạc cụ.
Từ thực tế này, các mẹ có thể sắm cho con em mình một số nhạc cụ không quá đắt tiền để hỗ trợ can thiệp tình trạng tự kỉ tại nhà. Các loại đàn Organ có giá từ 2-4 triệu là phù hợp nhất đối với kinh tế hộ gia đình và cũng không gây tổn thương cho bàn tay của trẻ.
Chúng tôi không yêu cầu các phụ huynh phải dạy bé phải học tại nhà, nhưng có một nhạc cụ trong nhà và được nghe nhạc thường xuyên sẽ làm giảm tình trạng vận động quá mức ở một số trẻ tự kỉ. Thu hút sự quan tâm của trẻ tự kỉ vào âm nhạc là cách tốt nhất để hướng trẻ giao tiếp với thế giới bên ngoài.
Sau này, chúng tôi có dạy tất cả các em chơi Pianos để rèn tính kiên nhẫn và phát triển trí não nhiều hơn. Cậu bé 5 tuổi mà tôi nhắc đến cũng có thể học đàn Piano nhưng chậm hơn và lặp lại nhiều hơn so với các cá nhân khác. Một trong những bài học lớn nhất mà tôi có thể học được với cậu bé này là:” Dành bản nhạc tốt nhất để dạy cho cậu bé trong lần cuối cùng của một bài học, vì như thế bé sẽ không thể quên nhanh”.
Dù chưa có bất kì một công trình nghiên cứu nào về tác dụng của âm nhạc đối với trẻ tự kỉ, nhưng tôi tin rằng các nhạc cụ sẽ giúp trẻ em tự kỉ phát triển và giao tiếp tốt hơn. Hi vọng chơi nhạc sẽ là một hướng tiếp cận mới đối với trẻ em bị hội chứng tự kỉ tại Việt Nam.
âm nhạc, tự kỷ, hội chứng tự kỷ, trẻ tự kỷ, music, đàn organ, đàn piano...