Cập nhật 16/5/2014 - 11:57
- Lượt xem
28285
Bản lĩnh sân khấu và cách vượt qua sai lầm khi biểu diễn
Khi nói đến bản lĩnh sân khấu, người ta thường nhắc đến những ca sĩ, những nghệ sĩ múa, diễn viên nhưng rất ít người nhắc đến những nhạc công. Và rất nhiều người mặc định rằng, nhạc công không cất lên tiếng nói khi ra biểu diễn nên họ sẽ không phải đối mặt với những vấn đề choáng ngợp bởi ánh đèn sân khấu.
Thực tế thì tất cả mọi nhạc công cũng như những người nghệ sĩ khác, họ cất lên tiếng nói của mình bằng giai điệu thông qua các nhạc cụ và cũng trải qua tất cả những căng thẳng, lo lắng cũng như sai lầm khi biểu diễn.
Mặc dù được tập luyện rất kĩ nhưng các nhạc công vẫn mắc lỗi trong bài biểu diễn của Yasuy
Còn nhớ cách đây không lâu, trong chương trình chung kết cuộc thi Việt Nam Idol. Thí sinh Top 2 - người nhận được rất nhiều tình cảm từ khán giả với một giọng hát được cho là bản năng, nhưng Yasuy lại hát kiểu: nhạc đi đằng nhạc, mình đi đằng mình. Sau màn chỉ trích nặng nề nhưng rất đúng của Mỹ Tâm, nhạc sĩ Huy Tuấn - giám đốc âm nhạc của cuộc thi, đã lên sân khấu 'thanh minh' cho Yasuy khi trình bày rằng, ban nhạc đánh sai cao độ (tone) dẫn đến việc Yasuy hát không liên quan gì đến nhạc.
Như vậy, những sai lầm của nhạc công khi biểu diễn cũng có thể làm hỏng toàn bộ phần trình diễn của mình và ban nhạc. Nhạc cụ Tiến Đạt xin chia sẻ một số mẹo nhỏ để giúp các bạn mới học nhạc giảm căng thẳng và vượt qua sai lầm khi biểu diễn Piano trên sân khấu.
-
Xử lý nếu mắc lỗi khi biểu diễn
Sợ hãi và choáng ngợp trước ánh đèn sân khấu thể hiện theo những cách rất khác nhau. Nó có thể tạo ra những tác động tâm lý mà bạn không thể kiểm soát nổi và hậu quả là những sai lầm, lỗi nhạc trượt dài trong bài biểu diễn. Vì vậy cách tốt nhất để đối phó với vấn đề này là bạn nên biết làm thế nào để luôn bình tĩnh khi biểu diễn
Học cách chấp nhận là mình vừa chơi sai nhạc, vừa mắc lỗi sẽ giúp bạn vượt qua nó.
Nếu bạn cảm thấy choáng ngợp trong quá trình biểu diễn, làm như sau để lấy lại quyền kiểm soát chơi của bạn:
- Dành một chút thời gian để lấy lại bình tĩnh bằng cách hít thở thật sâu, điều chỉnh băng ghế dự bị của bạn hoặc nhấp một chút nước…Tìm một nụ cười hay cái gật đầu của khán giả ở hàng ghế đầu tiên nếu bạn cảm thấy cần thiết để giảm bớt căng thẳng hoặc chỉ đơn giản là để lấy lại cảm nhận về giai điệu mình sắp chơi.
- Nghĩ về một giai điệu thật vui tươi, thoải mái trong đầu của bạn.
- Băt đầu lại từ đầu của bài nhạc (nếu lỗi sai không quá xa các nốt đầu tiên) hoặc bắt đầu lại ở 1 trang mà mình vừa chơi sai.
- Giữ bình tĩnh và luôn nghĩ rằng mình chơi nhạc vì mình thích nó, mình biểu diễn vì niềm đam mê của mình.
- Đừng lo lắng về chiến thắng hoặc giải thưởng, vì sẽ còn rất nhiều cơ hội khác, bạn phải vượt qua chính mình thì mới chạm được vào chiến thắng.
-
Cách giảm căng thẳng khi lên sân khấu
- Giữ một vật đặc biệt hoặc một người đặc biệt đối với bạn ở bên cạnh.
Nó sẽ làm dịu thần kinh của bạn. Đây là một thủ thuật cho mọi lứa tuổi khi biểu diễn sân khấu, thú nhồi bông thường dành cho trẻ em và người lớn thì có xu hướng giữ đồ trang sức hoặc kỉ vật.
- Quan sát “khán giả”
Suy nghĩ của mỗi cá nhân trong cả rừng người về bạn có thể là một nguồn động viên to lớn giúp bạn tự tin hơn. Quan sát sự bình tĩnh của đám đông, một khuôn mặt tươi cười, một ánh nhìn thiện cảm…tất cả đều góp phần làm tỏa sáng tài năng của bạn trên sân khấu.
- Thực hành nhiều và tập làm quen với sân khấu thật nhiều
Cách duy nhất để vượt qua nỗi sợ hãi khi bước lên sân khấu là đối mặt với nó, vì vậy bạn nên thực hành nhiều để không bị “khớp” khi biểu diễn. Nên tìn mọi cơ hội để được biểu diễn trước mọi người, cho dù đó chỉ là một sân khấu bé.
Bạn cũng có thể liên hệ với các phòng trà, quán café, câu lạc bộ…để được chơi ở đó.
==> Hãy bắt đầu với những sân khấu nhỏ để rèn luyện kĩ năng chơi nhạc và bản lĩnh sân khấu của bạn. Không có con đường nào bằng phẳng đối với tất cả mọi người, ai cũng phải trải qua và vượt qua chính mình là cách tốt nhất để có được bản lĩnh khi lên sân khấu.
Tiến Đạt (biên tập)
bản lĩnh sân khấu, run, hồi hộp, lo lắng, chơi đàn Piano